HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 8 ( Chi tiết)
Khối lớp: Khối 8 Môn học: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
ĐỀ KIỂMTRA CUỐI KÌ 1 MÔN HĐTN HN 8 - NĂM HỌC 2024, 2025

TRƯỜNG THCS TRẦN HỮU NGHIỆP

 

 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I-NĂM HỌC 2024-2025

Hoạt động/Giáo dục: HĐTN-HN     Khối:  8 

Thời gian:   60 phút (Không kể thời gian phát đề)

  1. MA TRẬN

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 1: Em với nhà trường

1

 

3

 

 

C4

 

 

 

4

 

1

 

2

Chủ đề 2: Khám phá bản thân

2

 

 

 

 

C2

 

 

 

2

 

1

2,5

Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân

2

 

2

C3

 

 

 

 

4

1

3

Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân

2

 

 

 

 

C1

 

 

2

2

2.5

Tổng số

7

 

5

1

 

3

 

 

12

4

16

Tỉ lệ %

17,5%

 

12,5%

20%

 

50%

 

 

3,0

7,0

10,0

Tổng số điểm

 1,75 điểm

17,5%

3,25điểm

32,5%

 5 điểm

50%

 

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

  1. BẢN ĐẶC TẢ

TT

 

 

Nội dung kiến thức

 

 

Đơn vị kiến thức

 

 

Mức độ kiến thức kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

 

Vận dụng cao

1

Chủ đề 1: Em với nhà trường

1.1. xây dựng và giữ gìn tình bạn

Thông hiểu:

- Những điều em nên làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn.

 

1

 

 

1.2. Phòng tránh và bắt nạt học dường

Nhận biết:

- Các hành vi của bắt nạt học đường.

Vận dụng:

- Những việc làm cần thiết mà em cần thực hiện để phòng, tránh bắt nạt học đường.

 

1

1(C4)

 

1.3. Xây dựng truyền thống nhà trường

Nhận biết:

- Nêu được vai trò của truyền thống nhà trường.

Thông hiểu:

- Hiểu được nhiệm vụ của học sinh đối với truyền thống nhà trường.

1

1

 

 

 

Chủ đề 2: Khám phá bản thân

2.1. Tính cách và cảm xúc của tôi

Nhận biết:

- Nhận biết được các cảm xúc và tính cách của con người.

Vận dụng:

- Biểu hiện về trách nhiệm của em với bản thân.

2

 

1(C2)

 

3

Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân

3.1. Sống có trách nhiệm

Nhận biết:

- Nêu được trách nhiệm đối với xã hội.

Thông hiểu:

- Những việc làm thể hiệ trách nhiệm đối với người xung quanh.

Vận dụng:

- Biểu hiện của người sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh.

1

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1(C3)

 

 

 

3.2. Kĩ năng từ chối

Nhận biết:

- Biết cách từ chối trong các tình huống.

Thông hiểu:

- Kĩ năng từ chối của học sinh.

Vận dụng:

- Thực hành thể hiện sự từ chối trong các mối quan hệ đời sống.

 

1

1

1(C1)

 

2

Chủ đề 4: Rèn luyện  bản thân

4.2. Rèn luyện sự tự chủ

Nhận biết:

- Biểu hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ đời sống.

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS TRẦN HỮU NGHIỆP

Họ và tên…………………………….

Lớp: …………; SBD:                               

 

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2024-2025

Hoạt động/Giáo dục: HĐTN-HN     Khối:  8 

Thời gian:   60 phút (Không kể thời gian phát đề)

 

Điểm

 

Nhận xét của giáo viên

Chữ kí GT 1

 

Chữ kí GT 2

 

PHẦN I - TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Chọn 1 chữ cái đầu phương án trả lời đúng nhất các câu sau: (mỗi câu 0.25 điểm)

Câu 1. Nét tính cách nào dưới đây là nét tính cách tích cực?

A. Quyết đoán                   B. Dễ cáu giận         C. Thiếu chính kiến           D. Lười biếng

Câu 2. Đâu là ý đúng khi nói về sự tự chủ?

A. Tự điều chỉnh hành vi, không chịu sự chi phối, tác động của các yếu tố khác.

B. Tự điều chỉnh suy nghĩ mà không chịu sự chi phối, tác động của các yếu tố khác.

C. Tự điều chỉnh hành vi, suy nghĩ, cảm xúc xuất phát từ bản thân mà không chịu sự chi phối, tác động của các yếu tố khác.

D. Tự điều chỉnh cảm xúc, xuất phát từ bản thân mà không chịu sự chi phối, tác động của các yếu tố khác.

Câu 3: Tham gia các hoạt động truyền thống của trường có tác dụng:

A. Khám phá được các tài năng của mình
B. Giúp em hiểu và tự hào về ngôi trường của mình
C. Bớt căng thẳng sau những giờ học
D. Tất cả các nội dụng trên

Câu 4. Theo em, học sinh có trách nhiệm gì với gia đình?

  1. Sống và làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
  2. Hoàn thành công việc được giao và không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
  3. Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không làm việc gì ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh.
  4. Phấn đấu trở thành học sinh giỏi, trò ngoan, người con hiếu thảo.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội?

A. Bình luận và trả lời bình luận theo hướng tích cực.

B. Chủ động xác minh thông tin trước khi chia sẻ.

C. Từ chối những lời mời kết bạn không đáng tin cậy.

D. Tham gia các hội nhóm theo sự giới thiệu của bạn bè mà không có sự chọn lọc.

Câu 6.  Câu nào dưới đây không thể hiện kĩ năng từ chối?

A. Mình không muốn...

B. Hôm nay mình bận rồi. Hẹn bạn khi khác nhé!

C. Mình nghĩ mình có thể...

D. Theo mình, chúng ta nên làm theo cách này sẽ hợp lí hơn.

Câu 7. Đâu không phải là biểu hiện của người có trách nhiệm với các hoạt động chung?

A.Tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp của quê hương, đất nước.

B. Tham làm xanh-sạch-đẹp khu phố nơi mình sinh sống.

C. Quyên góp, ủng hộ vào các hoạt động từ thiện.

D. Tuyên truyền, phổ biến tác hại và tránh xa các tệ nạn xã hội.

Câu 8. Đâu không phải là điều em nên làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn?

A. Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi làm quen với bạn mới
B. Trao đổi thẳng thắn với bạn khi có hiểu lầm
C. Nói xấu sau lưng bạn
D. Không có lời nói, hành vi làm tổn thương bạn

Câu 9. Vai trò của kỹ năng từ chối là?

A. Bảo vệ bản thân khỏi những tình huống xấu.

B. Nâng cao giá trị bản thân.

C. Được nhiều người ngưỡng mộ.

D. Giảm bớt sự va chạm, mâu thuẫn.

Câu 10 Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Chế giễu bạn trên mạng xã hội hay qua tin nhắn không phải là bạo lực học đường.

B. Ngôn luận của mạng xã hội không gây tổn thương đến người bị bạo lực học đường.

C. Bạo lực học đường là lẽ tất nhiên thường xảy ra trong môi trường giáo dục.

D. Bạo lực học đường là một tình trạng xấu cần phải ngăn chặn trong môi trường giáo dục.

Câu 11.Phòng truyền thống nhà trường là:

A. nơi lưu giữ và trưng bày các hình ảnh, tư liệu, những thành tích, những huân huy chương của cá nhân và tập thể của cá nhân và nhà trường.

B. nơi lưu giữ và trưng bày các hình ảnh, tư liệu các hoạt động của nhà trường

C. nơi tái hiện và lưu giữ lịch sử của nhà trường

D. nơi các thầy cô tập trung và họp.

Câu 12 . Khi em được điểm thấp môn Tiếng Anh, em sẽ có cảm xúc gì?

A.Vui vẻ, hạnh phúc                                        B. Buồn bã, thất vọng

C. Mong chờ, háo hức                                      D. Bình thường

PHẦN II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

  Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thực hiện kĩ năng từ chối trong các tình huống sau đây:

   - Tình huống 1: Trong giờ giải lao ở lớp, Hải nói với Bích :”Hôm nay là sinh nhật mình, mình mời bạn tối nay đến dự sinh nhật cùng mình nhé!”. Tuy nhiên, nhà Bích cách nhà Hải khá xa và đường đi hơi tối nên Bích sợ có thể gặp nguy hiểm.

   - Tình huống 2: Chiều nay, khi ra sân văn hóa chơi đá bóng, Tuấn thấy một số bạn đang rủ nhau hút thuốc. Một bạn trong nhóm đó tiến lại gần và đưa có Tuấn một điếu thuốc và nói “Thử đi! Trải nghiệm cảm giác mới”.

Câu 2. Em hãy chỉ ra biểu hiện về trách nhiệm của em với bản thân. ( 2 điểm)

Câu 3. Viết về một trường hợp em hoặc người thân đã mua sắm do tác động của việc tiếp thị, quảng cáo theo gợi ý dưới đây ( 2 điểm)

  • Việc mua sắm diễn ra khi nào? Mặt hàng đã mua là gì?
  • Hình thức tiếp thị, quảng cáo họ đã sử dụng
  • Em hoặc người thân có hài lòng về mặt hàng đã mua không? Vì sao?
  • Bài học rút ra sau lần mua sắm đó

Câu 4. Kể tên những việc làm cần thiết mà em cần thực hiện để phòng, tránh bắt nạt học đường. ( 1 điểm)

                                                     --- Hết ---

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS TRẦN HỮU NGHIỆP

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I

NĂM HỌC 2024-2025

Hoạt động/Giáo dục: HĐTN-HN     Khối:  8 

 

 

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

C

D

D

D

C

A

C

A

D

A

B

 

PHẦN II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

 

Câu

Nội dung

Điểm

 

 

1

( 2 đ)

Xử lí tình huống và thực hiện kĩ năng từ chối trong các tình huống:

- Tình huống 1:

+ Bích muốn tham gia bữa tiệc sinh nhật của Hải nhưng do nhà hai bạn khá xa nhau và đường đi tối nên bạn Bích  sợ có thể gặp nguy hiểm.

+ Trong trường hợp bạn Bích muốn đi thì có thể bày tỏ sự lo ngại của mình về sự nguy hiểm có thể gặp khi tới nhà Hải để bạn Hải có thể nhờ bạn nào đó cùng đường để đi cùng Bích hoặc Hải có thể hỗ trợ bạn đến dự sinh nhật.

+ Trong trường hợp, Bích lo ngại có nguy hiểm và không muốn tham gia thì có thể sử dụng lơi từ chối trì hoãn như “Tớ xin lỗi bạn nhé. Hôm nay tớ lại có một chút việc bận/ có kế hoạch khác rồi. Hẹn bạn vào sinh nhật lần sau nhé!’ 

- Tình huống 2:

+ Tuấn cần nhận thức rõ ràng rằng các bạn chưa đủ tuổi để được phép sử dụng chất kích thích như thuốc lá, hay chất kích thích khác.

+ Tuấn có thể từ chối thẳng thắn và khéo léo trước sự mời gọi, dụ dỗ của nhóm bạn kia. Vì điều đó không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà có thể là con đường dẫn đến sự dẫn dụ vào các tệ nạn xã hội khác.

+ Tuấn có thể khuyên nhóm bạn không nên hút thuốc vì sức khỏe của bản thân và đây là hành động không phù hợp với lứa tuổi học sinh.

 

 

 

 

 

 

 

 

( 1đ )

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(1đ )

     

2

( 2đ)

-Mỗi người chúng ta cần có trách nhiệm với chính bản thân mình. Đây là nền tảng để có được thành công trong học tập và cuộc sống.

+ Em chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân.

+ Em chú ý đến cách ăn mặc của mình.

+ Em đặt ra mục tiêu cho các hoạt động của bản thân.

+ Em biết tự động viên, khích lệ bản thân.

+ Em biết quý trọng thời gian của bản thân.

+ Em biết cố gắng rèn luyện, hoàn thiện bản thân.

+ Em không đổ lỗi cho người khác.

 

HS ghi được 1ý đúng  được 0,5đ

 

3

( 2đ)

VD:

- Tuần trước, bà ngoại em đã mua một chiếc nồi chiên không dầu

- Bà em xem chương trình quảng cáo trực tiếp trên tivi

- Gia đình em không hài lòng về chiếc nồi đó, chiếc nồi chiên này chất lượng rất kém, chỉ sau một tuần sử dụng nó đã bị hỏng

- Bài học: Chỉ mua hàng của những nhãn hàng uy tín hoặc đến trực tiếp cửa hàng điện máy để mua, tránh mua online bị nhận hàng kém chất lượng

 

HS tự cho VD, ghi được 4 ý đúng  Mỗi ý 0.5 đ

4

( 1đ)

- Nhận diện tình huống có nguy cơ bị bắt nạt học đường

- Trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng liên quan đến bạo lực học đường.

- Thông báo cho giáo viên  hoặc chia sẻ với người tin tưởng nếu mình hoặc bạn có nguy cơ bị bắt nạt

- Luôn có ít nhất một người biết em đang ở đâu và làm gì

- Tìm kiếm sự trợ giúp khi nhận thấy dấu hiệu của hành vi bắt nạt

- Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường.

- Tích cực rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ bản thân

- Tích cực học tập, tham gia các hoạt động tập thể

- Tỏ thái độ tích cực và tôn trọng bạn bè.

- Tránh tỏ thái độ khiêu khích, thách thức và sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả.

- Tránh giấu giếm, bao che và tự giải quyết bằng các biện pháp tiêu cực.

 

 

 

HS ghi được 4 ý đúng  được 1 đ